Hộp nhận tín hiệu cửa cuốn

posted in: Tư vấn & tin tức | 0

Hộp nhận tín hiệu cửa cuốn là một trong những phụ kiện quan trọng không thể thiếu khi muốn dùng cửa tự động.

1. Công dụng hộp nhận tín hiệu cửa cuốn

Hộp nhận cửa cuốn là thiết bị điện tử công nghệ hiện đại, bên trong là bo mạch với các chip điện tử được chế tạo hết sức chi tiết, công dụng là thu – phát tín hiệu từ remote cầm tay để motor cửa cuốn vận hành và quay trục cửa cuốn, giúp mở cửa từ khoảng cách xa, an toàn và tiện lợi.

2. Phân loại các dòng hộp nhận tín hiệu cửa cuốn

Trên thị trường hiện nay tại Việt Nam, hộp điều khiển cửa cuốn có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, hình dạng, kích thước khác nhau. Nhưng chung quy thì được phân loại làm 3 dòng thiết bị chính bao gồm:

  • Bộ điều khiển mã cố định
  • Bộ điều khiển mã gạt
  • Bộ điều khiển mã nhảy

3. Điều khiển remote cửa cuốn

Một bộ điều khiển bao gồm hộp kỹ thuật cửa cuốn và 2 remote cùng loại. Sau khi đã kết nối hộp điều khiển với motor cửa cuốn. Việc vận hành cửa cuốn chỉ còn các bước thao tác trên thiết bị remote cửa cuốn cầm tay.

Remote – Chìa khóa cửa cuốn cũng thường chia làm 2 loại theo số nút trên thiết bị gồm 3 nút và 4 nút.

Công dụng của các nút trên thiết bị điều khiển cửa cuốn

  • Lên: Điều khiển cửa cuốn mở
  • Xuống: Điều khiển cửa cuốn đóng
  • Khóa/mở khóa: Khóa cửa cuốn, mở khóa cửa cuốn

Với loại 4 nút thì 2 nút khóa và mở khóa riêng biệt với nhau.

4. Tính an toàn của bộ nhận tín hiệu cửa cuốn

  • Cửa cuốn tự động trên cơ bản là rất an toàn khi sử dụng, với chức năng khóa cửa cuốn đặc biệt rất khó để cạy cửa, đột nhập vào nhà. Tuy nhiên trên thị trường cũng có số ít thiết bị có khả năng dò mã và sao chép mã khóa cửa cuốn.
  • Đối với thiết bị hộp nhận cửa cuốn mã cố định, sử dụng 1 bộ mã duy nhất cho mỗi bộ điều khiển. Loại này rất dễ dàng bị dò mã và chép mã. Khuyến cáo khi sử dụng khoảng 1 – 2 tháng, bạn nên xóa mã hộp điều khiển (chức năng này giúp tất cả remote cửa cuốn đã cài mã sẽ tự động bị xóa mã) và cài đặt lại.
  • Với loại hộp điều khiển mã gạt cũng tương tự như bộ điều khiển mã cố định, chỉ khác ở cần gạt mã số, chức năng cần gạt chỉ giúp đảo chiều nút điều khiển cửa cuốn. Loại này thường ít được sử dụng hơn loại mã cố định và mã nhảy bởi giá thành cao hơn thiết bị mã cố định mà chức năng vẫn tương tự
  • Bộ điều khiển mã nhảy là thiết bị sử dụng bộ mã Rolling Code, giúp thay đổi mã khóa liên tục trong thời gian sử dụng. Loại thiết bị này rất an toàn, chống dò mã và sao chép mã khóa kể cả các loại máy chuyên dụng sao chép mã khóa cửa cuốn. Nếu quý khách có nhu cầu đảm bảo an toàn thì nên sử dụng loại bộ điều khiển này nhé.

>>>>> Xem thêm: Sửa điều khiển cửa cuốn uy tín tại Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *